Welcome to SonesVN

Tìm kiếm Blog này

[04.05.12] Girls’ Generation nổi bật trên tạp chí LA Times


SNSD cùng với một số nghệ sĩ K-pop gần đây đã được đề cập trong một bài báo của tạp chí LA Times về việc mở rộng và gia tăng thị trường K-pop tại Hoa Kỳ.

Bài viết bắt đầu bằng cách nhắc đến SNSD cùng “The Boys" trên David Letterman. Tác giả của bài báo đã nhấn mạnh rằng SNSD là "Biểu tượng lớn nhất trong...văn hóa âm nhạc Hàn Quốc, nhóm nhạc 9 thành viên này và cả K-Pop đã giành được rất nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ tại nhiều nhiều quốc gia với các thể loại nhạc "techno, hip-hop, R&B."... Hơn nữa, tác giả lưu ý rằng Gee cơ bản đã "làm thay đổi vai trò của đất nước trong nền âm nhạc châu Á, gây dựng nên thành công với hơn 70 triệu lượt truy cập MV trên youtube" và cách mà SNSD trở thành "nhóm nhạc ngoại quốc đầu tiên của châu Á đứng vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Singles của Nhật bản".

Về việc mở rộng thị trường tại Mỹ, tác giả ghi nhận sự gia tăng dần dần các buổi biểu diễn tại thị trường âm nhạc số một thế giới này, bao gồm cả 'SMTOWN Live in New York' năm ngoái, như một bằng chứng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của âm nhạc Hàn quốc ngày nay khi mà trước đó nó chỉ có thể được biết đến bởi các phương tiện truyền thông. Có thể kết nối với fan hâm mộ tại nước ngoài là việc đặc biệt quan trọng đối với những thần tượng được sinh ra ở Mỹ như Tiffany, cô cho biết: "Đã có nhiều cơ hội nhiều hơn tại K-Pop cho một ca sĩ trẻ người Mỹ gốc Á. Phải mất một số thời gian để sắp xếp và di chuyển đến Hàn quốc khi tôi còn trẻ tuổi. Nhưng người hâm mộ đã tôn trọng rằng nhóm nhạc này không thể kết hợp lại chỉ trong một đêm, mà phải luyện tập rất nhiều để tìm hiểu các giá trị và thế mạnh khác nhau của chúng tôi."

Cuối cùng, những khó khăn về việc thiếu một "trung tâm" tại Mỹ đã được đề cập, như là các nghệ sĩ Hàn quốc đang thiếu một chương trình ca nhạc tại Mỹ như những gì đã có ở Hàn Quốc, và làm thế nào các nghệ sĩ như 2NE1, Wonder Girls, Girls' Generation tự tìm cách để hòa nhập với nó. Concert tại Madison Square Garden đã được nhấn mạnh một lần nữa như là một bước tiến lớn, và phần kết luận với một câu nói đầy hy vọng từ Tiffany: "Trở lại Mỹ để theo đuổi âm nhạc chính là một giấc mơ. Không phải chỉ vì đó là Mỹ, mà còn vì đó là nơi khởi đầu."

Nội dung bài viết từ LATimes
Kpop dưới con mắt người Mỹ

Los Angeles – 9 cô gái trẻ của Girls’ Generation đã tham gia biểu diễn tại chương trình “Late show with David Latterman”. Với dàn nhạc trực tiếp, nhóm nhạc đến từ Hàn Quốc đã mặc những chiếc váy ngắn màu đen kết hợp với đôi giày cao cổ, trông họ giống như là đang tham dự buổi tiệc cocktail vậy. Có thể nói đây là điều rất hiếm thấy khi một kênh truyền hình của Mỹ trình chiếu màn biểu diễn của nhóm nhạc đến từ Hàn Quốc.

Bài hát mà họ biểu diễn vào chương trình tháng 1 vừa rồi mang giai điệu trẻ trung có tên là “The Boys”. Nghe bài này khiến người ta liên tưởng đến bản hit “Milkshake”. Vũ đạo gợi cảm làm tôn lên vẻ đẹp quyến rũ của họ, trưởng nhóm Kim Tae Yeon thực hiện động tác nhảy với tay trong khi những thành viên còn lại thực hiện vũ đạo uốn cong người hoàn mỹ. Bài hát bằng tiếng anh, nhưng thông điệp thì rõ ràng với bất kì ngôn ngữ nào. Đây là điều chưa từng thấy ở các sân khấu nhạc pop của Mỹ.

“Ngay khi nghe tin chúng tôi sẽ được biểu diễn ở đây, tôi đã chạy đi, la lên và khóc trong nhà của chúng tôi”, lời bộc bạch của ca sĩ Hàn Quốc được sinh ra tại Mỹ Tiffany. “Còn những thành viên khác thì chỉ “Huh?” một cách ngạc nhiên”.

Girls’ Generation là tên tuổi lớn trong làn nhạc Hàn Quốc, họ có lượng fan khổng lồ ở Hàn, Mỹ cũng như các nước khác. Những nghệ sĩ hàn quốc với đủ thể loại nhạc như techno, hip – hop, R&B… bài hát thì thường tập trung vào thực hiện các video tinh tế, đẹp mắt hơn là thực hiện những ý tưởng táo bạo. Văn hóa truyền thống Hàn Quốc thì còn khá cổ điển, nhưng những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng của Kpop hiện nay thường xuất hiện ở California, nhất là những thành viên của nhóm nhạc nữ.

Sự giao thoa giữa hai nước đã giúp đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông và trước đây các hoạt động đa dạng màu sắc như Kpop đã không thể hấp dẫn người Mỹ. Nhưng hiện nay mọi thứ đã thay đổi, các nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng của Mỹ như Will.I.Am, Diplo và Kanye West thì đang làm việc với những nghệ sĩ của Hàn như 2NE1, GD&TOP và JYJ.

Kpop cùng với làn sóng phim Hàn (những bộ phim yêu thích của Joon Ho Bong) và văn hóa ẩm thực (như cửa hàng Kogi ở L.A, nhà hàng đồ nướng LaOn Dining) khá nổi tiếng ở L.A cũng như ở Mỹ. Kpop đã tạo được tiếng vang lớn tại Mỹ trong năm nay với những bài hát tiếng anh được phát hành bởi các hãng lớn, một câu hỏi lớn được đặt ra là – tại sao âm nhạc này lại có thể vươn xa như thế, thậm chí ngay cả ở thị trường Mỹ?

Trong nhiều năm, nhạc pop Hàn Quốc luôn đứng sau cái bóng của thị trường nhạc Nhật và thời trang cũng vậy, thậm chí những bộ phim hoạt hình của Nhật cũng chiếm lĩnh được thị trường tại Mỹ. Nhưng trong năm 2009, một bài hát xuất hiện và đã làm thay đổi tất cả, đó là “Gee” của Girls’ Generation được ví như hiện tượng Evils tìm được Sun Studios: điều này đã tạo ra một thế giới mới cho cả nền văn hóa âm nhạc châu Á.

Bài hát này được viết bởi bộ đôi E – Tribe của Hàn Quốc, sử dụng trống điện tử làm chủ đạo, màu sắc rực rỡ kết hợp với vũ đạo dễ thương đã tạo nên nét mới và hấp dẫn cho bài hát.

“Thật sự là bài hát hay. Nó dễ thấm, dễ nghe và không giống như nhạc pop của phương tây”, ông James Brook – người đã có những bài viết về âm nhạc Kpop.

Ca khúc này như cơn bão lớn, nó càn quét khắp Châu Á – phiên bản chính thức với 9 cô gái nhảy trong cửa hàng thời trang, và bài này đã đạt được hơn 70 triệu lượt xem trên Youtube. Ca khúc này đứng đầu các bảng xếp hạng của Hàn Quốc trong vòng hai tháng và thậm chí còn đứng đầu bảng xếp hạng ở Nhật.

Cùng với các nhóm nhạc như 2NE1, Wonder Girls… âm nhạc của Hàn Quốc đã đạt được đỉnh cao và là hình mẫu cho các nước theo sau. Thuật ngữ Kpop là từ giản lược và cũng được sử dụng rộng rãi như từ Apop dùng để chỉ các nghệ sĩ như Lady Gaga, Skrillex và Lil Wayne… không chỉ thế thuật ngữ này còn được sử dụng rỗng rãi trên thế giới.

Các nhóm nhạc hiện đang thống lĩnh thị trường trực thuộc cái công ty giải trí như SM, JYP, YG đây là các tập đoàn giải trí nổi tiếng nhất Hàn Quốc. Chính điều này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhóm nhạc và việc chọn lựa nhóm nào hơn thì cũng khó như việc lựa chọn giữa The Beatle hay Rolling Stone vậy.

Những bài hát và MV đặc sắc thì nhanh chóng được tìm kiếm trên Internet hay những thiết bị di động còn nhanh hơn là các sản phẩm của Mỹ. Các trang web như Allkpop và những tạp chí như là Kore – Am luôn cập nhật những thông tin về các ca sĩ trẻ và xu hướng thời trang của họ - khi GD & TOP và ca sĩ nhạc pop Hyun A bị cấm ca khúc ở Hàn Quốc, điều này vô tình trở thành tin tức hấp dẫn. Trong tháng 8, Billboard đã đưa Kpop vào bảng xếp hạng Hot 100.

Lượng fan hâm mộ tại Mỹ thường tập trung tại Los Angeles và New York, đĩa nhạc của Girls’ Generation được bán tại Madison Square Garden cùng với các nghệ sĩ như BoA, Super Junior. Nhưng gần đây, do chi phí du lịch và tiếp thị tăng cao, vấn đề tương tác giữa fan với nghệ sĩ thì chủ yếu qua mạng Internet và các mạng xã hội.

“Phải biết kết hợp giữa khoảng cách và nơi biểu diễn. Chỉ cần diễn 2 tuần ở nhật hay diễn một tour ở Mỹ là đủ”, David Zedeck – đại diện quản lý tại Mỹ của 2AM, 2PM, Wonder Girls. Nhưng điều đó đã thay đổi. Wonder Girls đã dành 2 năm sống và làm việc tại Mỹ, và trong chuyến thực hiện tour của họ với Jonas Brothers đã cho họ thấy rằng người Mỹ đang dần chấp nhận nhạc của họ. Lượng fan đến xem tour của họ thì cũng tương đương như lượng fan đến xem Gaga hay Bieber biểu diễn.

Nhiều fan ở Mỹ cũng như những người Mỹ gốc Á có mối quan tâm lớn đến âm nhạc của Hàn Quốc. Một vài ngôi sao Kpop sinh ra và lớn lên ở Mỹ, như Tiffany của Girls’ Generation cũng bị ảnh hưởng tính cách của Mỹ, điều này giúp họ có khả năng truyền tải thông điệp âm nhạc đến giới trẻ Mỹ một cách dễ dàng hơn.

“Có nhiều cơ hội hơn cho ca sĩ là người Mỹ gốc Á”, Tiffany 22 tuổi, tên đầy đủ là Stephanie Hwang, nói rằng “Tôi phải mất rất nhiều thời gian để thích nghi với cuộc sống ở đây, và người hâm mộ hiểu rằng chúng tôi đã nổ lực rất nhiều để có được thành quả như ngày hôm nay”.

Những hoạt động chính hiện nay của Kpop là phát hành các ca khúc không chỉ hấp dẫn những người Mỹ gốc Hàn mà còn muốn lôi cuốn cả nước Mỹ. Đĩa đơn “Run devil Run” của Girls’ Generation được phát hành vào năm 2011, lấy từ bản demo của Kesha, và bài hát được phát trên đài truyền hình của Mỹ là “The Boys” ca khúc này được phát hành bởi Interscope. Will.I.Am của Black Eyed Peas tham gia sản xuất album đầu tiên ở Mỹ của 2NE1 và tạo được tiếng vang (đĩa đơn đầu tiên là I Am The Best)

“Trong quá khứ, nó là tiêu chuẩn tốt để tiếp cận với thị trường Châu Á, người Hàn ở nước ngoài trước khi mang ra cả thế giới”, Joon Ahn - phó chủ tích của Music Business Division at CJ Entertainment & Media, một trong những công ty truyền thông lớn của Hàn. “Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi tin rằng… nó chỉ là điều kiện cần để giúp tiếp cận thế giới thôi”.

Mặc dù Kpop phổ biến trên Internet, nhưng vẫn thiếu đơn vị truyền bá văn hóa Hàn chuyên nghiệp tại Mỹ. Nếu có thì cũng chỉ là Mnet Culver City, California, kênh truyền hình cáp, một bộ phận của CJ Entertainment, tập trung nhiều vào K-pop và chương trình phát sóng "Countdown! M", "jjang!" (hiển thị một tin đồn người nổi tiếng) và "Hello Pop!" (một chương trình xã hội phương tiện truyền thông với chủ chương trình là Chrissa Villanueva – 21 tuổi và Filipina).

"Chúng tôi muốn xây dựng các chương trình cho K-pop nhằm thâm nhập vào Mỹ mà không cần thông qua đài phát thanh iTunes, trực tiếp các fan hâm mộ ở đó”, ông Adam Ware, cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của Mnet (người gần đây đã rời bỏ chức vụ của mình). Chỉ là chưa tìm được sự ủng hộ cho nhạc pop châu Á giống như cách mà MTV đã phát triển trào lưu cho hip-hop”.

Mnet tổ chức giải thưởng MAMA các hàng năm (tương đương với giải Grammy) và thông qua công ty trực thuộc của nó M – Live, bắt đầu để tìm kiếm địa điểm cho buổi hòa nhạc, như mùa thu năm ngoái họ đã tổ chức một chương trình cho các tay rapper của Tiger Drunken tại Wiltern và một chương trình tại Nhà hát Nokia cho FT Island và CN Blue. Liên hoan Âm nhạc Hàn Quốc, top K-pop hàng năm, chương trình Hollywood Bowl ngày 28 tháng 4.

Vì vậy, năm 2012 có thể là năm dành cho nghệ sĩ tài năng đến từ K – pop. Tuy nhiên, một số người hâm mộ như Brooks lại muốn điều riêng biệt của chính Kpop không pha trộn phong cách Mỹ trong đó. "Điều cuối cùng tôi muốn trong một ca khúc K-pop là một câu Ludacris," ông nói. "Tôi không muốn nó trở thành như Harajuku văn hóa ở Nhật Bản, nơi có Kpop nhưng lại mang phong cách Gwen Stefani."

Nhưng nếu việc Girls' Generation bán cháy vé tại Madison Square Garden là số ảo để lôi kéo sự chú ý của người Mỹ, thì K-pop đã chưa làm được gì ở thị trường này.

Đối với các nghệ sĩ có nguồn gốc ở cả hai nước, việc phát triển K-pop tại Mỹ (có nghĩa là văn hóa Hàn Quốc có mặt ở khắp mọi nơi) là điều vui vẻ nhưng chỉ mới là điều bắt đầu. “Trở lại Mỹ để theo đuổi âm nhạc là một giấc mơ”, Tiffany nói. "không phải chỉ vì đó là Mỹ, mà còn vì đây là nơi khởi đầu”.


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Source: Soshified, LATimes
V-Translated by stepphanie155, HoaiThuong @ sones-vn.com
Do not take out without credit!

14 Comments:

  1. Tem tem teùm Om tem chay khong cho ai jianh!

    Trả lờiXóa
  2. phong bì zoi deyyyyyyyyyy.......... gianh luon temmmmm

    Trả lờiXóa
  3. hic, bận đăng ký nên bị giựt tem oi

    Trả lờiXóa
  4. mấy gái nhà ta giỏi thiệt ha

    Trả lờiXóa
  5. -Gái nhà mình là nhất ... =))

    Trả lờiXóa
  6. Gee đỉnh thiệt. S9 bá đạo quá đi!

    Trả lờiXóa
  7. "không phải chỉ vì đó là Mỹ, mà còn vì đây là nơi khởi đầu”. Nấm nhà mình quá đỉnh

    Trả lờiXóa
  8. SNSD là "Biểu tượng lớn nhất trong...văn hóa âm nhạc Hàn Quốc, nhóm nhạc 9 thành viên này và cả K-Pop đã giành được rất nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ tại nhiều nhiều quốc gia với các thể loại nhạc "techno, hip-hop, R&B."... s9 nhà ta là nhất

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh14:17 5/5/12

    tiffany no 1

    Trả lờiXóa
  10. snsd tat nhien phai la nhat rui

    Trả lờiXóa